Follow Us @soratemplates

10 tháng 10, 2016

Đừng bao giờ khoe đã chửi sếp

11:11 0 Comments
Đã đi làm có mấy ai không từng bức xúc với quyết định hay lời nói của sếp. ở VN không phải cứ giỏi mới lên làm sếp mà nhiều tổ chức chọn sếp theo thứ tự "Nhất hậu duệ, nhìn tiền tệ, ba quan hệ, còn kiến thức thì mặc kệ". Nhưng cho dù vì lý do nào chăng nữa thì đã là nhân viên vẫn đừng chửi sếp, tốt nhất là cứ âm thầm phát huy khả năng hoặc chọn một môi trường phù hợp để thăng tiến. Một khi đã bức xúc chửi sếp thì có qua công ty khác cũng sẽ bị đánh giá không tốt. Chỉ khi nào mình cũng đã lên làm sếp thì hãy nhớ lại những hành vi không hay của sếp cũ và đừng bao giờ lặp lại nó với nhân viên của mình - đó là khác biệt của những người làm sếp. Khi đi làm luôn nhớ kỹ 1 điều để có thể giữ đúng vị trí trong công ty với mọi sếp - bất kể họ là ai

KHÔNG TÔN TRỌNG CON NGƯỜI
THÌ PHẢI TÔN TRỌNG VỊ TRÍ

Tất cả chúng ta trên đời này đều là "Con Ếch ngồi đáy giếng", duy chỉ khác nhau ở độ rộng của cái giếng mà chúng ta đang ngồi mà thôi. Vì thế khi không ưa ai đó thì họ mời đi đâu đừng có đi, nhưng đừng xỉ xả hay xúc phạm họ. Chẳng ai chịu nổi nhân viên như thế đâu.

----


01 tháng 5, 2016

"Chuông cửa" cũng biết buồn

12:36 0 Comments
"Chuông cửa" đã bị lờ đi nhiều lần lắm rồi, chắc chuông cửa cũng buồn nên đôi khi chủ nhà thấy thương đành phải tự ra bấm mấy cái để biết là chuông cửa vẫn còn hoạt động bình thường. 
Chuông cửa chắc cũng khổ tâm vì chưa thực hiện hoàn thành 100% chức năng của mình. Cũng thông cảm cho chuông cửa lắm nhưng thú thật là người sống trong nhà cũng chẳng thể thoải mái khi mà chuông cửa chứ chểnh mảng việc của mình.

Hãy thử nghĩ đến tính huống: 1. Khi bạn có ở nhà và chuông cửa reo lên, nhưng bạn đang tắm nên không thể ra mở cửa. Chuyện gì có thể xảy ra? Không ai có quyền bắt người trong nhà trong vòng 1 phút khi chuông cửa reo phải ra mở cửa, vì vậy với nhịp sống bận rộn ở thành phố thì lịch sự nên gọi điện trước cho chủ nhà khi bạn muốn đến chơi và khi đến "đúng giờ" bấm chuông chắc chắn sẽ có người đợi.
2. Vẫn tình huống bạn đang tắm, nhưng có người được bạn tin tưởng giao chìa khóa nhà muốn đến thăm bạn nhưng không gọi điện trước, lại chẳng để ý đến chuông cửa nên cứ thế tự mở cửa vào nhà thì bạn sẽ như thế nào? 

Rất buồn và tủi thân vì có cảm giác đang đi ở nhờ, đó không phải là nhà của mình, và thậm chí việc đi thuê nhà để ở như trước đây vẫn còn thoải mái hơn . . . 

Gọi điện thoại, bấm chuông chắc không khó, khó ở chỗ là  chưa có thói quen nên chuông cửa cứ bị phớt lờ, chủ nhà vẫn bị buồn, mối quan hệ cũng có thể ở mức lịch sự chứ chẳng thể gần gũi hơn.



16 tháng 3, 2016

Ý thức hay vô ý thức

13:35 0 Comments

Kể chuyện vui nghe xíu nha! Một bữa nọ trong thang máy dành cho giảng viên, có một nữ sinh viên đi vào. Một thầy giáo đang ở trong thang máy thấy vậy nói giỡn:

- Đi thang máy giáo viên làm gì? Nhảy xuống đi cho nhanh

Chẳng vừa, nữ sinh đáp trả:

- Sao thầy không nhảy đi, nói em làm gì?

Bạn thấy gì từ câu chuyện này?

Ở trên chỗ mình làm, thời gian nghỉ trưa là từ 12h00 đến 13h00, trừ giờ ăn ra, còn lại chừng tối đa 45 phút nghỉ ngơi. Vào thời gian này thì cửa văn phòng khóa, tắt đèn để sinh viên biết là hết giờ tiếp, ấy vậy mà với cái lứa tuổi bẻ gãy sừng trâu ấy, các em hùng hổ giật phăng cửa khoa để vào văn phòng gửi đồ hay gửi tài liệu cho giảng viên nào đó – bất kể thời gian. Còn chuyện chào hỏi thì dần trở thành điều xa xỉ.

Toilet giảng viên thì thôi rồi, giảng viên thấy sinh viên bu kín trong toilet chỉ ngán ngẩn lắc đầu quay đi chứ nói không được vì trước đây nói hoài, nói mãi các em nghe xong dạ dạ rồi cũng đâu vào đấy, đó là chưa nói đến những câu rất khó nghe được thốt ra từ khóe miệng của những khuôn mặt xinh đẹp.

Ôi còn nhiều chuyện lắm, nhưng đại khái có thể hiểu được là do quá bận rộn học kiến thức ngành nên một vài vấn đề nhỏ đã được bỏ qua.