Follow Us @soratemplates

30 tháng 1, 2018

Mình cũng muốn bỏ tết âm lịch

15:56 0 Comments
Vui như tết! đó là câu nói quen thuộc thường được nói khi ai đó nhận thấy cảm xúc quá vui của một người nào đó. Có lẽ Tết đối với mình trước đầy và hàng triệu triệu trẻ thơ là những ngày vui nhất trong năm, nhưng thú thật là càng lớn mình càng sợ tết. Nếu còn nhỏ Tết được nhận lì xì thì lớn mới hiểu cảm giác lì xì bọn trẻ, Tết nghĩa là cắm mặt vào làm cơm cúng - mặc dù cùng là phải đạo nhưng cúng xong thì cảm giác đầy ứ  và dư thừa đồ ăn, Tết là mua quần áo mới cho bọn trẻ, Tết là mua quà biếu cho sếp ..... và sau tất cả Tết là phải có Tiền, chắc là vì vậy mà ngày xưa các cụ có câu
"Khôn ngoan ra cửa quan mới biết
Nghèo khó ba ngày tết mới hay"
Vì Tết là phong tục và cũng là tập quán nên có khổ thì người lớn phải chịu, ai bảo hồi nhỏ quá vui với tết rồi nên cũng chẳng dám than thở nhiều. Vấn đề là ở chỗ VN mình ăn tết âm lịch và tết dương lịch thì thường trước đó chưa đầy 1 tháng. Vậy sao không gom lại với nhau cho tiện, phong tục tập quán vẫn giữ y nguyên, chỉ khác ngày thôi mà ... ấy là chưa kể đến vấn đề hội nhập cả thế giới có mấy quốc gia ăn tết Âm lịch? 
P.s: Chỉ còn một lăn tăn nhỏ xíu đó là giả sử ăn tết truyền thống theo tết dương lịch thì tiền thưởng tết có được cộng dồn hem ta???

---- Trích dẫn bài viết "Chả có lý do gì để không bỏ tết Âm lịch" được đăng từ ngày 23.02.2016 ----

Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất: cả thế giới ăn tết Dương lịch, riêng chúng ta và vài nước khác vẫn ăn Tết âm lịch. Sự lệch pha này đem lại nhiều phiền toái không đáng có. Nhiều người đã phân tích chuyện này rồi nên tôi sẽ không nói lại.
Tết âm lịch kéo theo những suy nghĩ, thói quen và "hành xử âm lịch": Ăn Tết phải to, nghỉ Tết phải lâu, tháng Giêng là tháng ăn chơi, ngày Tết phải chúc tụng, cúng bái, quà cáp... Nói chung các thói quen, hành xử... rất nặng nề.
Tâm lý phần lớn mọi người từ công nhân đứng máy sản xuất đến công chức, nhân viên văn phòng sau Tết trở lại công sở luôn trong trạng thái ngật ngưỡng muốn nghỉ thêm chứ chưa muốn làm.
Chưa kể đến rượu chè và các hậu quả của rượu chè.
Chưa kể đến cờ bạc ngày Tết.
Chưa kể đến đánh nhau khi uống rượu, cờ bạc...
Chưa kể đến tai nạn giao thông ngày Tết...
Trở lại nguồn gốc của Tết âm lịch là dựa trên... lịch âm – lịch của những người làm nông nghiệp phương Đông. Còn chúng ta hiện đang muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà vẫn giữ thói quen của thời nông nghiệp xa xưa mấy ngàn năm trước thì quả là không ổn.
Cơ sở bám víu của những người cho là không nên bỏ Tết âm lịch vì sẽ xóa mất nét văn hóa cổ truyền dân tộc là không có cơ sở. Nếu muốn giữ nguyên văn hóa cổ truyền theo kiểu suy nghĩ và hành động này, đàn ông chúng ta cần để tóc dài, búi tó, móng tay dài, mặc áo the, đi guốc mộc, dùng chữ Hán... chứ không cần vô số cuộc vận động và tốn công của xã hội trong một thời gian rất dài để có được "định dạng" con người hiện đại như ngày nay. Tóc dài búi tó, móng tay dài, áo the, guốc mộc, chữ Hán... đều bỏ được thì Tết theo lịch âm cũng có thể bỏ được - mà văn hóa Việt vẫn còn, thậm chí mạnh lên từng ngày.
Các lý do khác có thể thấy phổ biến là Tết là dịp sum họp gia đình thì nếu ăn Tết dương lịch, mọi người vẫn được nghỉ như thường, về đoàn tụ với gia đình như thường, đâu có ảnh hưởng gì?
Thêm nữa, nhiều người sợ bỏ Tết âm lịch là bỏ cúng lễ cũng là lo vu vơ. Chúng ta chỉ đặt vấn đề chuyển Tết âm lịch sang Tết dương lịch, có ai đề cập đến chuyện bỏ cúng đâu? Bạn có bao nhiêu phong tục, tập quán mà bạn cho là tốt, là cần bảo lưu bạn cứ việc làm, tất cả chỉ là sự "dịch chuyển" ngày Tết sớm lên 1 tháng, phù hợp với đại đa số phần còn lại của thế giới, là thêm một động tác và một cơ hội để hòa nhập với thế giới mà thôi!
Như vậy, với việc bỏ Tết âm lịch, chúng ta có cơ hội hình thành "thói quen dương lịch" – một cách nói hình tượng của tác phong công nghiệp. Tạo nền tảng và tiền đề cho một cuộc cách mạng công nghiệp, cho hiện đại hóa. Tất nhiên, bỏ Tết âm, gộp với đợt nghỉ Tết dương lịch thì kỳ nghỉ sẽ dài hơn. Nếu có thể thu xếp nghỉ dài, chúng ta nên nghỉ tầm 1 tuần như các nước phương Tây bây giờ, nghỉ từ Noel cho tới ngày Tết Dương lịch 1/1.
Chúng ta tránh được thiệt hại 2 lần do kỳ nghỉ Noel - Tết tây của các đối tác, bạn hàng, các sếp và nhân viên nước ngoài và ngay sau đó 1 tháng là kỳ nghỉ la liệt của các sếp và nhân viên người Việt.
Bởi vậy, chúng ta sẽ đồng bộ hoá hơn về kinh doanh và hoà nhập rõ hơn, mạnh hơn với đại đa phần thế giới.
Chúng ta cần bỏ tết âm lịch như khởi đầu của một lần cách mạng khác nhằm hòa nhập thế giới như lần chúng ta đã làm đầu thế kỷ 20 vừa qua.

Nguyễn Bá Ngọc
Chủ tịch Công ty NBN Media

26 tháng 1, 2018

Quay lại Blogger, welcome 2018

21:36 0 Comments
Bé nhỏ quá nên sợ bị thế giới bóp nghẹt ^_^
Tạo tài khoản Blogger từ hơn 10 năm trước, nhưng có lẽ trang blog này đã nhanh chóng bị chủ nhân của mình buông lơi để đăng tải nội dung trên Facebook (FB). Nhớ lại chuyện cũ, gần 10 năm trước (khoảng 2009) khi mình mới chập chững làm quen với Digital marketing thì FB đã được mình sử dụng thường xuyên và khai thác khá nhiều thông tin cho công việc, nhưng vì mình vẫn làm việc trên trường ĐH nên với đa số thầy cô và đồng nghiệp trên trường chưa quen với khái niệm "share" của mạng xã hội, và văn hóa share - share hình, share cảm xúc ... cũng còn khá đơn giản và mang tính cá nhân..... có lẽ vì vậy mà suốt ngày mình được nghe lời góp ý chân thành với nhưng câu đai loại như:
- Sao suốt ngày than thở trên FB vậy
- Cái gì cũng chia sẻ trên FB
- Muốn biết về em thì chỉ cần lên FB là biết, khỏi cần hỏi thăm
- Suốt ngày chụp ảnh post FB vậy em
-...
Vì nghe nhiều quá nên dần dần mình cũng học cách tiết chế bớt hoặc đơn giản là khóa bớt đối tượng (audience) được xem post để có thể dùng FB một cách thoải mái nhất. Và khoảng 02 năm gần đây (2016 - 2017) FB phát triển mạnh quá và ứng dụng ngày càng nhiều, mình nhận ra nhiều hơn quen thuộc với FB hơn  và đồng nghiệp xung quanh mình cũng trở nên quen thuộc với FB hơn và điều này đồng nghĩa với việc "những gì người ta đã khuyên mình vào 10 năm trước được chính họ lãng quên"

Khi cái gì được quá nhiều ngươi sử dụng và lạm dụng, nó dần trở nên nhàm chán. Khi mọi thứ đã quá bão hòa, khi thiên hạ đua nhau bán hàng, share mọi thứ ... thì bên cạnh những thông tin có giá trị thì những cảm xúc cá nhân thường được đẩy lên quá cao để phục vụ cho mục tiêu thể hiện cái tôi cá nhân trên FB. Với góc độ người dùng FB, mình có cảm giác bị ép phải đọc các thông tin từ những người "bạn" trên FB. Khi quá chán với các vấn đề này, mình sẽ unfollow nếu thấy ai đăng hình bán hàng, hoặc unfriend những bạn suốt ngày post mấy bài sầu thảm, hoặc thích chửi đổng thiên hạ để  "01 đứa nói, hơn 10 đưa thấy nhột" ... và cứ như vậy cảm xúc của mình dành cho FB và sở thích share bị giảm nhiệt nhanh chóng, số bài post trong năm chắc chỉ có hơn 10 post trên FB với nội dung liên quan đến thông báo cho sinh viên và sử dụng "secret group" để quản lý thông tin

Nhẩm lại thì chắc đã 03 năm rồi - kể từ ngày mình "theo chồng bỏ cuộc chơi" - tính đến thời điểm này thì niềm vui dành cho FB đã hoàn toàn nguội lạnh. Nên 2018 này, mình quyết tâm quay lại với người yêu cũ "blogger" để post cảm xúc.
Lý do: Không muốn ép bạn bè đọc cảm xúc của mình, chỉ có những người thực sự quan tâm đến mình có thể đọc tâm thư của mình.
Thê nên, Blogger ơi, mình nối lại tình bạn xưa và bắt tay nhau đi tiếp trong nhiều năm tới nhé!

Vẫn yêu!

01 tháng 1, 2018

Tính tiền đóng bảo hiểm xã hội

16:22 0 Comments
Có một đề toán như thế này: Giả sử lương bạn 5 triệu thì bạn đóng BHXH 8% lương, công ty đóng 18% lương.
Như vậy mỗi tháng bạn và công ty đóng 26% lương = 1.3 triệu tiền BHXH/ tháng

  • Năm 1: đóng 13 triệu vnđ
  • Năm 2: đã đóng 13 triệu + 13 triệu năm 1 + 6% lãi 13 triệu của năm 1 = 26.780.000 vnđ
  • Năm 3: đã có 41.386.800 vnđ
  • ....
Bạn đi làm năm 25 tuổi, nghỉ hưu năm 65 tuổi. Giả sử trong thời gian này bạn nghỉ làm 10 năm thì bạn đã nộp BHXH hết 30 năm. Đến năm thứ 30 thì bạn đã đóng 1 tỉ 27 triệu. Tiền lãi mỗi tháng 5 triệu là 135 nghìn

Nhưng bạn chỉ nhận được từ BHXH 75% lương = 3.75 triệu/ tháng
Như vậy bạn chưa nhận đủ phần lãi và mất luôn tiền gốc
Nếu bài toán này tính đúng thì ... Ơn đảng và nhà nước !
Hic .. hic .... hic